Ly hôn, vợ cũ chỉ cho tôi gặp con mỗi tháng một giờ
Cô ấy có biết rằng, cô càng trả thù tôi, thì con gái càng thiệt thòi. Nhưng cô ấy dè bỉu: “Sao trước đây anh không biết suy nghĩ cặn kẽ như thế. Bây giờ có vớt vát kiểu gì, thì con cũng là đứa trẻ thiếu cha!”
Tôi và vợ đều có việc làm, thu nhập ổn định, nhưng vì tính chất công việc, tôi hay đi theo công trình, nên khi ly hôn, cô ấy được quyền nuôi con.
Cô ấy có kiến thức chăm con, thương con, có trách nhiệm, nên tôi hoàn toàn yên tâm khi con gái ở với mẹ. Tuy nhiên, tôi cảm nhận, cô ấy nuôi con là có cơ hội để trả thù tôi.
Vợ lạnh lùng: “Chúng tôi không cần anh kể từ giây phút này!”. Hình minh họa |
Tôi xin vợ cho tôi con gái đi uống cà phê để nói cho con vì sao từ nay tôi không chúng với mẹ và con nữa, nói thật để con thông cảm về câu chuyện chia tay không mong muốn của ba mẹ.
Thế nhưng vợ lạnh lùng: “Chúng tôi không cần anh kể từ giây phút này!”.
Mỗi tuần tôi đều ghé thăm con, đưa con đi ăn, đi chơi, nhưng điều ấy thật không dễ dàng. Cô ấy mỉa mai: “Xem ra nhờ ly hôn mà cha con trở nên thân thiết”. Trước đây có lẽ tôi chủ quan vì con có mẹ, và được gặp con mỗi ngày, bây giờ chúng tôi ly hôn, việc tôi bù đắp tình cảm cho con là chuyện đương nhiên.
Con gái rất yêu quý cha, nhưng sợ mẹ. Mỗi khi tôi đến, con cứ ấp a ấp úng, trả lời lí nhí chừng như sợ mẹ nghe thấy. Nhưng khi dẫn con ra ngoài, con như chim sổ lồng, miệng nói liên hồi.
Có hôm cha con tôi về trễ, tôi bị cô ấy mắng xối xả trước mặt con: “Anh hối hận hay sao mà tỏ ra bù đắp cho nó. Tôi đủ khả năng vừa làm cha vừa làm mẹ, không cần đồng tiền anh chu cấp. Tôi không muốn con tôi sử dụng tiền của một người mà mẹ nó đã không còn tình cảm”.
|
|
Vợ cũ không cho tôi tới đón con đi chơi lâu như trước nữa. Mỗi tháng cha con tôi có không quá một tiếng bên nhau. Hình minh họa |
Rồi cô ấy giận giữ: “Từ nay anh chỉ được gặp con bé mỗi tháng mỗi lần, không hơn”. Cô ấy đã nói là làm. Mấy chủ nhật đầu tôi đến, chỉ được nhìn con qua khe cửa, ngay cả quà tôi cho con, cô ấy cũng không cho phép con bé nhận. Nhiều khi nhớ con, tôi mượn rượu giải sầu.
Trong một hành phố, cách nhau chưa đến 10km, mà mỗi tháng tôi chỉ gặp con được một lần, mỗi lần không quá một giờ đồng hồ. Hai cha con khi nhớ thương nhau chỉ có thể gọi nhau điện thoại, gửi tin nhắn.
Cô ấy ra điều kiện với tôi trong việc thăm con như thế là sai, nhưng tôi không muốn thưa kiện hay đôi co, vì làm kiểu gì cũng mệt mỏi và tổn thương con gái. Tôi tự nhủ mình cứ xuống nước, biết đâu cô ấy sẽ suy nghĩ lại. Nhưng thời gian trôi qua. Con gái tôi năm nay vào tiểu học, tôi muốn gần gũi để đưa đón con đi về học, nhưng vợ tôi vẫn kiên quyết giữ quy tắc như cũ, mọi chuyện không hề xê dịch hay thay đổi
Công bằng mà nói, việc ly hôn ngày xưa là do vợ chủ động, đành rằng lỗi ở tôi ngày trước lơ là việc gia đình, ít quan tâm tới cô ấy và con. Nhưng nhắc lại chuyện quá khứ cũng chẳng thể quay ngược được mọi thứ. Tại sao không cho con những điều tốt đẹp nhất, mà lại hà khắc với cha con tôi đến vậy.
Cô ấy bắt đầu không nhận tiền tôi chu cấp nuôi con cách đây vài tháng. Tôi biết vợ cũ hiện đã đủ khả năng tài chính. Nhưng tôi cũng có kế hoạch của tôi cho con, việc tôi cần làm lúc này là lập sổ tiết kiệm cho con sau này có thể học hành trường tốt, thậm chí du học.
Nuôi con là trách nhiệm chung. Luật sư tư vấn tôi hãy làm đơn xin thay đổi quyền nuôi con, hoặc thỏa thuận lại cho rõ. Nhưng vừa bàn, vợ cũ đã tuyên bố, cho dù tòa xử thể nào, cô cũng kiên quyết không cho con gần tôi hơn.
Rất nhiều đứa trẻ tổn thương không phải vì sự kiện ba mẹ ly hôn, mà vì sự giằng co quyền nuôi nấng, chăm sóc. Hình minh họa |
Cô ấy còn dè bỉu: “Sao trước đây anh không biết suy nghĩ cặn kẽ như thế. Bây giờ có vớt vát kiểu gì, thì con cũng là đứa trẻ thiếu cha!”. Tôi rất đau khổ vì vợ cũ hành xử theo cái tôi ích kỷ của cô ấy.
Đau xót là, vợ càng càng trả thù tôi, thì con gái của chúng tôi phải nhận thiệt thòi. Tôi muốn được bù đắp cho con. Tôi không muốn tuổi thơ con vắng bóng cha hay phải hứng chịu những lời hằn học không đáng của mẹ khi nhắc tới cha...